Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa trị
Viêm âm đạo là bệnh viêm phụ khoa không còn xa lạ gì mà các chị em phụ nữ, ai cũng sẽ mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh viêm nhiễm âm đạo có khả năng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm nhất trong số những bệnh lý ở nữ giới. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại mang cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe của nữ giới.
1. Viêm âm đạo là gì?
Âm đạo là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục của nữ giới, là bộ phận nằm phía trong âm hộ, hay chính là đường ống kết nối tử cung với bên ngoài. Chức năng của âm đạo là con đường đưa em bé ra khỏi bụng mẹ trong quá trình sinh nở, là nơi đón nhận dương vật khi quan hệ tình dục và là nơi thoát máu kinh hàng tháng của nữ giới.
Chúng ta cần phân biệt âm đạo với âm hộ. Mặc dù đều thuộc bộ phận sinh dục nữ nhưng âm hộ lại là khu vực bao gồm các bộ phận sinh dục nữ ngoài của giới nữ như môi lớn ( môi ngoài), môi bé ( môi trong), âm vật, tuyến âm đạo.
Viêm âm đạo là căn bệnh phổ biến ở nữ giới
Vậy viêm âm đạo là gì? Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, nhiễm trùng do sự xâm nhập của các tác nhân có hại như nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng, trùng roi gây ra. Những người mắc viêm nhiễm âm đạo thường có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, tiết ra nhiều khí hư có mùi khó chịu.
Vậy câu hỏi đặt ra là Bệnh viêm âm đạo có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, sức khỏe, tâm lí của phái nữ. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp bệnh sẽ không phát triển, cũng như rút ngắn thời gian ảnh hưởng của bệnh đối với chị em. Mặc dù đây là một căn bệnh phổ biến nhưng như đã nói ở trên nhiều chị em còn e ngại, không dám tìm hiểu vấn đề và nói ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh “tế nhị” này.
2. Nguyên nhân viêm âm đạo
Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có khoảng từ 200 - 300 triệu trường hợp mắc các bệnh về phụ khoa, trong đó Việt Nam mỗi năm tăng từ 15% - 27% và tỉ lệ tái nhiễm bệnh là 11%, đây là một điều đáng báo động về sức khỏe của chị em phụ nữ. Bệnh viêm âm đạo có thể xảy ra ở trẻ em, những bạn gái chưa quan hệ tình dục, người già nhưng thường bắt gặp nhất là ở độ tuổi từ 15 - 45, độ tuổi dậy thì và sinh sản. Nguyên nhân viêm âm đạo đến từ các vi khuẩn, nấm thông qua nhiều con đường khác nhau tiến vào âm đạo, sinh sôi và phát triển. Cụ thể là các nguyên nhân sau:
2.1 Viêm âm đạo do vi khuẩn
Hiện tượng viêm âm đạo do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo do sự thay đổi của vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo. Trong âm đạo tồn tại hai loại vi khuẩn chính là lợi khuẩn ( lactobacilli) và hại khuẩn gồm có Mobiluncus, Gardnerella, Bacteroides, Mycoplasma. Khi bị viêm âm đạo thì những vi khuẩn trên sẽ tăng theo cấp số nhân làm cho sự cân bằng pH bị rối loạn. Nguyên nhân này xảy ra thường có liên quan đến quan hệ tình dục, do việc thay đổi nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn hoặc là không vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi làm chuyện ấy.
Triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn là dịch âm đạo có mùi tanh, bị loãng và có màu trắng đục bất thường. Khi ngứa âm đạo không hẳn là triệu chứng viêm nhiễm mà có khi là bị nhiễm các bệnh khác nguy hiểm hơn, khi đó chị em phụ nữ cần đi khám sớm để có cách giải quyết tốt nhất
Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm âm đạo
2.2 Viêm âm đạo do nấm men
Viêm âm đạo do nấm men là bệnh lý gây ra bởi một loại nấm có tên là Candida albicans. Loại nấm men này có sẵn ở trong cơ thể không chỉ riêng âm đạo mà còn ở phế quản, khoang miệng, ruột, vùng da quanh hậu môn. Bình thường Candida ở dạng hoại sinh không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ chuyển sang ký sinh và gây bệnh.
Vậy yếu tố nào tác động đến chúng giúp chúng phát triển gây viêm nhiễm âm đạo? Câu trả lời chính là do sự thay đổi nồng độ pH âm đạo. Đó chính là việc sử dụng thuốc Corticoid hay kháng sinh phổ rộng kéo dài, hoặc đang mang thai đặc biệt là 3 tháng cuối, hoặc bị bệnh đái tháo đường, người bị suy giảm hệ miễn dịch. Bên cạnh đó việc quan hệ thường xuyên, không lành mạnh, khiến người lành nhiễm từ người bệnh dẫn đến tổn thương niêm mạc, nấm dễ dàng phát triển. Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa âm đạo, mặc đồ lót quá chật, không thay đồ tạo môi trường nóng ấm giúp nấm phát triển tốt hơn.
Triệu chứng bệnh viêm âm đạo do nấm Candida gây lên bao gồm: tiểu buốt, tiểu rắt, ngứa rát âm hộ, âm đạo, hay ra nhiều khí hư như bột hoặc váng sữa, không có mùi hôi, đau rát khi quan hệ, âm đạo viêm đỏ, dễ chảy máu.
2.3 Nhiễm Trichomonas, chlamydia và viêm do virus
Trichomonas ( bệnh lây nhiễm qua đường tình dục - STD)
Nguyên nhân viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas được gây lên bởi một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vagis, sinh vật này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Đây được xem là loại nhiễm trùng bằng đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Ở nữ giới việc nhiễm bệnh thường có các biểu hiện như ngứa rát, đau nhức ở khu vực sinh dục, cảm giác khó chịu khi đi vệ sinh, khí hư có mùi tanh và màu bất thường. Ở nam giới trùng roi thường nhiễm vào đường tiết niệu nhưng không có triệu chứng.
Lưu ý phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng roi Trichomonas có nguy cơ cao sẽ sinh non và trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị nhẹ cân.
Do thời gian ủ bệnh lâu từ 1- 4 tuần và nhiều trường hợp không biểu lộ triệu chứng cụ thể nên khó phát hiện, cách tốt nhất để xác định có nhiễm bệnh hay không là đi khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán.
Nguyên nhân viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia
Vi khuẩn Chlamydia là vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp chất có năng lượng phân tử cao ( ATP và GTP) nên vi khuẩn này có chu kì nhân lên khác thường khoảng 48 - 72 giờ.
Phương thức lây truyền của loại vi khuẩn này chỉ lây khi quan hệ tình dục không bảo vệ theo mọi hình thức, chú ý Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Viêm âm đạo do Chlamydia thường gặp ở phụ nữ trẻ, có nhu cầu tình dục sớm, khi đó cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm.
Vi khuẩn Chlamydia gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, người nhiễm có thể mắc các bệnh như: viêm âm đạo cổ tử cung, viêm âm đạo sau sinh, ung thư tử cung, tắc vòi trứng. Nếu không điều trị kịp thời phụ nữ mang thai có thể sinh non, lây truyền cho con, còn đối với nam giới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng thậm chí là vô sinh.
Viêm âm đạo do virus
Virus cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm âm đạo, loại virus thường gặp nhất là herpes simplex ( HSV). Virus hsv gây ra bệnh Herpes sinh dục (mụn cóc sinh dục) ở cả nam và nữ. Loại bệnh này lây theo đường tình dục với triệu chứng đau rát và viêm loét khu vực sinh dục. Có nhiều khả năng người nhiễm bệnh không chỉ bị ở vùng kín mà còn ở miệng, họng (nếu quan hệ bằng miệng).
Nguyên nhân viêm âm đạo có thể là do virurs hsv - mụn cóc sinh dục
2.4 Viêm âm đạo không nhiễm trùng hay không lây
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm âm đạo này là do cơ thể người bệnh dị ứng, kích ứng với thuốc xịt âm đạo, thụt rửa xà phòng, chất tẩy thơm, dung dịch vệ sinh hoặc tampon, cốc nguyệt san,... Sử dụng các sản phẩm gây kích ứng trong thời gian dài dễ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.
2.5 Viêm teo âm đạo
Viêm teo âm đạo thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đó là thời kỳ nồng độ estrogen giảm mạnh. Hoặc là việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng cũng có thể làm niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô.
2.6 Viêm âm đạo do Lậu
Bệnh Lậu là một trong những bệnh xã hội mà nhiều người mắc phải bởi tốc độ lây lan nhanh chóng của chúng. Bệnh này lây qua đường tình dục do vi khuẩn lậu Neisseria Gonorrhea hay song cầu trùng Gram dạng như hạt cà phê tạo nên. Lậu gây lở loét bộ phận sinh dục cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa ở phụ nữ.
Như vậy để lý giải cho câu hỏi tại sao bị viêm âm đạo, chúng ta đã hiểu rõ các nguyên nhân chính gây nên bệnh. Hay có thể hiểu đơn giản là do quan hệ tình dục không lành mạnh, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, không vệ sinh sạch sẽ, chính là cơ sở để vi khuẩn sinh sôi và phát triển mầm bệnh.
3. Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo
Triệu chứng viêm âm đạo thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của chị em.
Biểu hiện của viêm âm đạo là âm đạo thường tiết ra dịch màu trắng hoặc hơi đục, đặc biệt đến kỳ kinh trắng sẽ ra rất nhiều, được gọi là khí hư hay huyết trắng. Thông thường dịch âm đạo màu trắng, hơi dai, hơi tanh nhẹ hoặc không mùi, có vai trò như một chất bôi trơn, giúp giữ ẩm và ổn định môi trường sinh dục nhằm bảo vệ âm đạo khỏi các vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho tinh trùng dễ dàng bơi vào sâu hơn để thụ thai.
Bình thường dịch âm đạo sẽ không có mùi, không gây cảm giác đau, ngứa ngáy, tuy nhiên nếu âm đạo của bạn có các dấu hiệu sau thì bạn nên chú ý và đi khám kiểm tra:
Khí hư thay đổi: màu sắc từ trắng, trắng đục sang màu vàng, xanh; có mùi hôi, ra rất nhiều, có các cục trắng.
Ngứa và kích ứng âm đạo
Đau, khó chịu khi quan hệ
Rát, buốt mỗi lần đi tiểu
Chảy máu âm đạo
Cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có những dấu hiệu viêm âm đạo trên nhất là khi bạn đã từng bị nhiễm trùng âm đạo, bạn đã hoặc đang quan hệ tình dục không an toàn.
4. Cách điều trị viêm âm đạo
Vấn để viêm âm đạo không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ, nhưng bị viêm âm đạo phải làm sao, cách điều trị phòng ngừa như nào thì không phải ai cũng biết. Viêm nhiễm âm đạo do nhiều loại vi khuẩn và điều kiện khách quan gây nên, do đó mỗi loại viêm âm đạo sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:
Chữa viêm âm đạo do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm có: metronidazole ( dạng viên uống), gel metronidazole hoặc kem clindamycin để bôi. Là những loại thuốc chữa viêm âm đạo phổ biến rộng rãi.
Chữa viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm men: thường được điều trị bằng kem chống nấm hoặc kem bôi như: miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole. Đồng thời cũng có thể dùng thuốc uống kháng nấm fluconazole ( lưu ý là nên có chỉ dẫn uống cụ thể của bác sĩ)
Điều trị viêm âm đạo do nhiễm trùng trichomonas: thuốc được chỉ định là metronidazole ( Flagyl) hoặc tinidazole ( Tindamax).
Viêm teo âm đạo: Dạng viêm này chủ yếu là do giảm nồng độ hormone nữ trong cơ thể phụ nữ mãn kinh nên cần Estrogen ( dạng kem) là có thể điều trị được tình trạng này.
Viêm âm đạo không nhiễm trùng hay không lây: Đặc điểm của loại nhiễm trùng này là do sinh hoạt cuộc sống không an toàn, vì vậy cần chú ý hơn đến xà phòng, dung dịch vệ sinh, bột giặt, loại đồ lót. Tốt nhất nên dùng đồ lót cotton và thay thường xuyên, không mặc đồ ẩm.
Xem thêm >> Top 10+ cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả nhất
5. Phòng ngừa bệnh viêm âm đạo
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày là cách phòng ngừa viêm âm đạo tốt nhất
Các cụ có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì chị em lo lắng tìm cách chữa trị tình trạng bệnh hiện giờ thì chúng ta nên tìm hiểu cách để phòng tránh bệnh. Việc phòng viêm âm đạo vô cùng cần thiết và quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Vệ sinh vùng kín an toàn, sạch sẽ, nên lau theo chiều từ trước ra sau tránh trường hợp vi khuẩn từ hậu môn lây đến âm đạo.
Nên dùng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ pH tương đương với pH âm đạo.
Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng chất kích ứng
Sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh nhiễm bệnh cho cả nam và nữ.
Mặc đồ lót thoải mái, nên dùng chất cotton, có thể không mặc đồ lót khi đi ngủ. Không nên mặc đồ ẩm tránh tạo điều kiện môi trường phù hợp cho vi khuẩn phát triển.
Bài viết trên đây đã viết rõ ràng nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị, phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Mặc dù là căn bệnh khó nói nhưng chị em phụ nữ cần thoải mái hơn trong vấn đề này để cuộc sống khỏe mạnh, tự tin, không e ngại mỗi khi nhắc đến hay trong quan hệ tình dục. Lưu ý cho chị em, khi thấy bản thân có dấu hiệu bệnh viêm âm đạo nên đi khám ngay và thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh hơn, vệ sinh âm đạo sạch sẽ.
Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, chị em có thể gửi câu hỏi cho bác sĩ chuyên khoa, hoặc liên hệ Hotline 0869.953.872 để được tư vấn trực tiếp nhé.
Xem thêm >> viêm đường tiết niệu ở nữ