Bệnh rò hậu môn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rò hậu môn là một bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng tuy không phổ biến như bệnh trĩ nhưng bệnh nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và khó điều trị dứt điểm. Nghiêm trọng hơn bệnh còn là một dạng của ung thư tiêu hóa hay là nguy cơ mắc ung thư hậu môn - trực tràng. Tuy nhiên hiểu biết về bệnh rò hậu môn còn ít, chưa thực sự nhiều người quan tâm và điều trị khi bệnh mới xuất hiện, chỉ đi khám khi bệnh đã phát triển gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Vậy bệnh rò hậu môn là gì? Dấu hiệu nhận biết rò hậu môn, và cách điều trị rò hậu môn như thế nào? Nhằm mang lại những thông tin bổ ích cho bạn đọc, các Bác sĩ khoa hậu môn - trực tràng tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Bệnh rò hậu môn là gì? 

Bệnh rò hậu môn là gì

Tìm hiểu về bệnh rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn hay được biết đến là bệnh mạch lươn xuất hiện ở phần hậu môn trực tràng do bị nhiễm khuẩn mạn tính, là tình trạng có một đường hầm thông nối bất thường giữa phần ống hậu môn và phần da xung quanh hậu môn. Hiện tượng này là hậu quả của ổ mủ ( áp xe) ở phần hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm bị vỡ ra và tạo thành một đường rò.

Bệnh rò hậu môn được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo tính chất đường rò và các cơ thắt hậu môn.

Dựa vào tính chất của đường rò mà bệnh rò hậu môn được phân loại thành các loại như sau:

  • Rò hậu môn hoàn toàn: Xuất hiện hai lỗ rò phía trong và ngoài hậu môn thông với nhau nhờ đường rò. Ngoài ra còn có những lỗ rò phụ xung quanh được phát tán từ những lỗ rò chính.

  • Rò hậu môn không hoàn toàn: Loại rò hậu môn này chỉ có một lỗ, lỗ nằm bên trong hoặc bên ngoài và không được thông với nhau qua đường rò.

  • Rò hậu môn phức tạp: Tình trạng này xuất hiện nhiều đường rò phức tạp, tạo ra nhiều ngóc ngách khác nhau và có thể vòng ngược lại mặt kia của ống hậu môn. Các đường rò phình to thành những búi có kích thước khác nhau.

  • Rò hậu môn đơn giản: Cấu trúc của loạn rò hậu môn này rất đơn giản, không có ngóc ngách chỉ có một đường thẳng duy nhất.

Liên quan đến các cơ thắt hậu môn thì rò hậu môn cũng chia ra thành 3 loại rò khác nhau:

  • Rò hậu môn trong cơ thắt: Tình trạng này hình thành ngay bên dưới lớp da và niêm mạc do các ổ áp xe để lại. Với loại rò hậu môn trong cơ thắt này thường dễ điều trị, khả năng điều trị dứt điểm cao, và ít tái mắc bệnh.

  • Rò hậu môn ngoài cơ thắt: Lúc này các ổ áp xe sau khi vỡ ra xuất hiện ở chậu hông trực tràng hình thành nên các đường rò. Các đường rò này sẽ đi bên trên cơ thắt của hậu môn.

  • Rò hậu môn xuyên cơ thắt: Tình trạng này được hình thành từ các ổ áp xe hố ngồi trực tràng và xuyên quan các cơ thắt bên trên hoặc dưới hậu môn.

Nguyên nhân rò hậu môn đến từ đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị rò hậu môn mà nhiều người không để ý. Dưới đây là hai nguyên nhân cơ bản nhất đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân rò hậu môn

Nguyên nhân gây rò hậu môn là do vệ sinh không sạch sẽ hay tổn thương hậu môn khi vận động, quan hệ bằng đường cửa sau...

Nguyên nhân chủ quan mắc rò hậu môn đến từ chính bản thân người bệnh:

  • Trường hợp người bệnh đã từng mắc các bệnh viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm.

  • Quan hệ tình dục không an toàn, mạnh bạo, bằng đường hậu môn, gây những tổn thương cho vùng sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài hay chính từ bạn tình lây truyền phát triển.

  • Hệ miễn dịch, sức khỏe, sức đề kháng của bản thân yếu không thể bảo vệ bản thân trước sự xâm lấn của các tác nhân gây bệnh.

  • Vệ sinh không sạch sẽ vùng kín, vệ sinh sai cách khiến cho các chất bẩn tích tụ lâu ngày, sẽ tạo môi trường thuận lợn cho vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan chủ yếu đến từ các tác động từ bên ngoài như:

  • Chấn thương trong lúc vận động mạnh, vận động thể dục thể thao dẫn đến căng và rách một số cơ, trong đó có cơ hậu môn.

  • Trong quá trình bài tiết các dị vật, vật cứng khó tiêu ( trường hợp táo bón) thì sẽ làm tổn thương hậu môn, gây viêm nhiễm, sưng và có mủ.

  • Mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: táo bón, trĩ, đại tràng, tiêu chảy,...cũng sẽ gây kích ứng và tăng co bóp dẫn đến xuất hiện các điểm rò hậu môn.

  • Biến chứng sau quá trình phẫu thuật về các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn cũng là nguyên nhân gây rò hậu môn. Hoặc trường hợp điều trị hồi phục sau khi mổ tại các cơ sở không đảm bảo chất lượng, quá trình chăm sóc tệ, không sạch sẽ, cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng rò hậu môn.

Dấu hiệu rò hậu môn bạn cần chú ý

Dấu hiệu rò hậu môn

Các triệu chứng rò hậu môn thường gặp như hậu môn đau rát, tiết dịch, đại tiện ra máu...

Bệnh rò hậu môn có một số dấu hiệu nhận biết mà mọi người cần chú ý:

  • Xuất hiện dịch tiết ra có thể kèm máu từ phần hậu môn mặc dù không đi đại tiện. Dịch tiết giống mủ, có màu trắng hoặc hơi hồng, gây ẩm ướt phần hậu môn. Lượng dịch tiết ra còn phụ thuộc vào số lượng lỗ, độ nông sâu, lớn hay nhỏ của lỗ.

  • Triệu chứng rò hậu môn điển hình nhất là người bệnh thường cảm giác đau rát khi đi đại tiện, đi đại tiện thấy máu. Người bệnh đi vệ sinh nhiều lần trong ngày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đồng thời còn gây tích tụ thêm nhiều vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn.

  • Vận động, sinh hoạt hàng này khó khăn hơn khi bệnh ngày càng phát triển. Bệnh ngày càng nặng, dịch tiết ra càng nhiều khi cơ thể hoạt động mạnh như mang vác đồ, chạy bộ, chạy nhảy,...

  • Phần da xung quanh hậu môn nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng, thường cảm thấy ngứa. Ngoài ra nhiều trường hợp, người bệnh còn sốt cao, mệt mỏi, đau đầu,...

Rò hậu môn có nguy hiểm không, hậu quả khi bị rò hậu môn

Rò hậu môn là bệnh lý lành tính, gây khó chịu khi sinh hoạt và gây mất tự tin cho người bệnh, chứ không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên với trường hợp rò hậu môn kéo dài không điều trị kết hợp với điều kiện thuận lợi thì bệnh có thể biến chứng thành một loại của ung thư tiêu hóa, do vậy việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cuộc sống thoải mái tự tin hơn.

Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không

Bị rò hậu môn khiến người bệnh luôn cảm giác đau đớn, đi lại khó khăn, dễ tái phát lâu ngày dẫn đến ung thư trực tràng.

Các hậu quả bệnh rò hậu môn gây ra bao gồm:

  • Đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày như bất tiện trong việc đi lại, cảm giác đau ở các múi cơ hậu môn cho dù người bệnh hoạt động mạnh hay nhẹ.

  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát, hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng nhất là với những người có sức đề kháng yếu như người cao tuổi, suy kiệt.

  • Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ngứa vùng hậu môn, mang lại tâm lý khó chịu, không thoải mái. Khiến cho người bệnh dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như chất lượng cuộc sống.

  • Dễ tái nhiễm bệnh nhiều lần hoặc thời gian mắc bệnh lâu dẫn đến tình trạng bệnh phát triển ở mức độ nghiêm trọng. Do vậy mà số lượng lỗ tăng lên, nguy cơ mắc ung thư trực tràng cũng tăng theo.

Cách điều trị bệnh rò hậu môn

Những hậu quả mà bệnh rò hậu môn mang lại tuy không đe dọa tính mạng, nhưng chúng luôn hiện hữu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Chính vì vậy điều trị bệnh rò hậu môn càng sớm càng tốt, bệnh sẽ dễ chữa hơn, nhanh khỏi.

cách điều trị rò hậu môn

Các phương pháp điều trị rò hậu môn bằng y học hiện đại thường đơn giản, hiệu quả cao

Hiện nay với nền y học phát triển mạnh mẽ thì những phương pháp điều trị rò hậu môn cũng đơn giản hơn nhiều và mang lại hiệu quả cao. Có hai phương pháp đang được áp dụng điều trị tại các phòng khám, bệnh viện lớn đó là phương pháp phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật xâm lấn (dùng tia laser). Muốn làm phẫu thuật an toàn, khỏi hẳn và không tái mắc thì cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

  • Trong khi phẫu thuật phải tìm được lỗ rò trong

  • Lấy hết tổ chức xơ, phá hết những ngóc ngách

  • Chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế.

  • Chăm sóc sau mổ rất quan trọng, phải đảm bảo vết mổ liền từ trong ra, và từ dưới lên.

Phương pháp phẫu thuật thông thường làm sạch dịch mủ

Phương pháp phẫu thuật mổ thông thường là phẫu thuật mổ hở nhằm tạo ra những đường dẫn từ ổ mủ dẫn ra bên ngoài. Bằng cách này dịch mủ sẽ chảy theo đường dẫn và chảy ra, đồng thời bác sĩ cũng sẽ vệ sinh sạch sẽ vụng mủ bên trong còn sót. Từ đó làm giảm quá trình phát triển gây viêm nhiễm, và hạn chế tổn thương do viêm gây ra cũng như hạn chế quá trình hình thành các ổ mủ mới.

Phương pháp phẫu thuật xâm lấn

Phẫu thuật rò hậu môn

Phẫu thuật điều trị rò hậu môn

Phương pháp phẫu thuật có xâm lấn tức là dùng tia laser để chữa bệnh. Phương pháp này yêu cầu cần một số máy móc hiện đại, công cụ hỗ trợ phẫu thuật vô trùng để tác động trực tiếp đến các loại rò trong hậu môn. Dựa vào màn hình máy tính, bác sĩ sẽ đưa cáp quang vào bên trong cơ thể dùng tia laser để đốt trực tieps vào những lỗ rò chứa mủ.

Phương pháp này giúp làm sạch hoàn toàn và khô dần các dịch mủ bên trong. Sau khi tiến hành phẫu thuật xong miệng vết thương cũng nhanh chóng được lành kín lại , hạn chế tối thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn vào các mô bên trong.

Phương pháp phẫu thuật có xâm lấn này được nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị bởi tính an toàn cao, rủi ro sau phẫu thuật thấp. Không những thế thời gian hồi phục nhanh hơn so với mổ thông thường, bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức khỏe hơn.

Những biện pháp phòng ngừa rò hậu môn 

Phòng ngừa rò hậu môn

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ và tập thể dục thường xuyên giúp phòng tránh bệnh rò hậu môn

Vậy làm thế nào để phòng ngừa rò hậu môn không phát triển? Dưới đây là một số cách bạn đọc có thể tham khảo để phòng tránh bệnh rò hậu môn:

  • Xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin từ rau củ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hạn chế các chất kích thích, đồ ăn nóng, đồ khó tiêu hóa.

  • Không nên đi vệ sinh quá lâu, hiện nay có nhiều người có thói quen mang điện thoại vào trong nhà vệ sinh, thậm chí là xem phim, chơi game trong đó đến khi muốn ra thì mới đúng lên. Việc làm này đã ảnh hưởng rất lớn đến vùng chậu, gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm hậu môn, rò hậu môn,...

  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao giải phóng năng lượng, tăng cường hấp thụ và giải phóng năng lượng, lưu thông tuần hoàn máu, và giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Từ đó ngăn chặn được các yếu tố mầm bệnh trước khi bệnh có cơ hội phát triển.

  • Thường xuyên theo dõi, đi khám phụ khoa, nam khoa định kỳ 6 tháng - 1 năm một lần để sớm phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời.

  • Chú ý quan hệ tình dục an toàn hạn chế quan hệ qua hậu môn, hoặc có thì phải dùng các biện pháp bảo vệ và an toàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ về bệnh rò hậu môn. Bạn đọc đã hiểu rò hậu môn là gì, triệu chứng rò hậu môn, và các phương pháp chữa trị bệnh. Còn vấn đề nào thắc mắc, cần tư vấn hay muốn đi khám phụ khoa, nam khoa chỉ từ 280.000 vnđ để kiểm tra sức khỏe bản thân thì bạn có thể liên hệ số hotline 0869.953.872 hoặc Chat online cùng Bác sĩ TƯ VẤN miễn phí từ 07h00 - 23h00 hằng ngày.

Xem thêm >> 

Bệnh rò hậu môn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đánh giá: 8.3 / 10 ( 88 lượt đánh giá )