Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 và cách chữa tại nhà hiệu quả
- Tác giả: Thanh Tùng - Cập nhật: 14/08/2023
- Tham vấn y khoa: BS. Lê Văn Điển
Trĩ nội độ 1 là bệnh trĩ giai đoạn đầu, quá trình khởi phát của bệnh. Việc nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, giúp chữa bệnh dễ dàng hơn, nhanh khỏi, ít tốn kém và không bị tái phát.
I. Tìm hiểu bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ nội là căn bệnh xuất hiện tại phía trên đường lược – phần kết nối giữa trực tràng và ống hậu môn. Bệnh tạo nên chủ yếu do sự giãn nở quá mức các đám rối tĩnh mạch, hình thành búi trĩ nội bên trong hậu môn.
Bệnh trĩ nội độ 1 (hay còn gọi là bệnh trĩ nội cấp độ 1, trĩ độ 1) là giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên của căn bệnh trĩ nội. Do là giai đoạn khởi phát nên bệnh trĩ nội độ 1 có triệu chứng nhẹ nhất, không rõ ràng khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua. Các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 khó phát hiện, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên, cũng bởi lý do này khiến người trĩ nội độ 1 chủ quan, dễ dàng bở lỡ thời cơ điều trị bệnh thích hợp nhất, làm cho bệnh có cơ hội phát triển nhanh tạo thành trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3, thậm chí là biến chuyển tới trĩ nội độ 4 và gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
II. Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1
Tại giai đoạn bệnh trĩ cấp độ 1, các đám rối tĩnh mạch trĩ bắt đầu giãn nở và tạo nên những triệu chứng của bệnh trĩ nội.
Bệnh trĩ nội có 3 triệu chứng phổ biến là: đi ngoài ra máu tươi; sa búi trĩ nội; xuất hiện dịch nhầy và đau rát hậu môn. Tuy nhiên khác với bệnh trĩ ngoại có thể nhìn thấy bằng mắt thường tại khu vực ngoài cạnh hậu môn, việc phát hiện căn bệnh trĩ nội độ 1 gặp nhiều khó khăn vì búi trĩ nội nằm sâu bên trong hậu môn, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Đi ngoài ra máu tươi (đi cầu ra máu tươi) là triệu chứng bệnh trĩ nội tiêu biểu nhất mà người bệnh có thể nhận biết bằng mắt thường. Cụ thể:
Dấu hiệu đi ngoài ra máu
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu là do cấu tạo trong búi trĩ nội có nhiều khoang trống, nên khi dòng máu chảy qua đường lược đã vô tình chảy vào lấp đầy những khoang trống đó. Khi người bệnh đi đại tiện, khiến phân chà sát qua búi trĩ nội, đè ép khiến máu tươi trong búi trĩ chảy ra, từ đó tạo nên hiện tượng đại tiện ra máu (đi cầu ra máu).
Tuy nhiên, bởi trĩ nội độ 1 là bệnh trĩ giai đoạn đầu vừa mới hình thành, mức độ bệnh còn nhẹ dấu hiệu đi ngoài ra máu không diễn ra liên tục.
Người bệnh khi rặn đi ngoài có thể bị chảy máu hoặc không bị chảy máu; lượng máu chảy trong mỗi lần rất ít, máu có màu đỏ tươi, máu không lẫn vào phân nên người bệnh có thể nhận ra được qua mắt thường hoặc trên giấy vệ sinh.
Nếu đi đại tiện ra máu có màu đỏ thẫm thì có thể là do đã chảy ra từ hệ tiêu hóa hoặc đường ruột sâu bên trong, bạn cần đi thăm khám để phát hiện ra bệnh và được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu sa búi trĩ nội
Sự giãn nở các đám rối tĩnh mạch trong thời gian dài, làm hình thành những búi trĩ nội phía trên đường lược trong hậu môn. Theo thời gian, búi trĩ nội này phát triển lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn với hình dạng giống như “cục thịt hồng”, từ đó tạo nên triệu chứng sa búi trĩ nội lúc này gọi là trĩ nội độ 2 .
Có thể nói, bệnh trĩ nội độ 1 không xảy ra tình trạng sa búi trĩ bởi kích thước búi trĩ nội còn quá nhỏ; bệnh nhân sẽ không bắt gặp búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn khi đi đại tiện.
Tuy nhiên theo một góc nhìn khác, có thể nói căn bệnh trĩ nội độ 1 có xảy ra sự sa búi trĩ bên trong ống trực tràng – hậu môn. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là sự ảnh hưởng sa búi trĩ khiến cho kích thước búi trĩ nội độ 1 phát triển to lên và có thể lòi ra bên ngoài (sa búi trĩ nội độ 2) nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Cảm giác đau rát và có dịch nhầy hậu môn
Cũng giống như sa búi trĩ nội độ 1, dấu hiệu này chưa rõ ràng, bệnh nhân chỉ có cảm giác hơi nhói đau (có trường hợp nhẹ không cảm thấy đau đớn); xung quanh khu vực hậu môn bắt gặp chất nhầy nhưng không thường xuyên. Người bệnh có thể bị nhầm lẫn với dịch nhày sinh lý tiết ra hàng ngày.
III. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội bao gồm các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài:
Nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân bên trong gây bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch giãn quá mức và trong thời gian dài gây ra, dần dần hình thành búi trĩ nội trên đường lược. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, những búi trĩ nội sẽ nhanh chóng phát triển to dần và gây ra chứng sa búi trĩ nội cấp độ 2, 3 và 4.
Các yếu tố bên ngoài gây bệnh trĩ nội
- Do thói quen ăn uống hàng ngày chưa hợp lí: Người bệnh không thường xuyên bổ sung chất sơ, các loại rau xanh, hoa quả… trong món ăn hàng ngày làm cơ thể dễ mắc phải táo bón – căn nguyên lớn nhất gây lên bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
- Do thói quen uống ít nước, lười cung cấp nước cho cơ thể (nhất là vào mùa đông).
- Thói quen ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng chất kích thích và uống rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Do đặc thù công việc: Những người ngồi làm việc quá lâu, bưng bê vật nặng thường xuyên, khiến cho đám rối tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài rất dễ tạo ra bệnh trĩ.
- Do áp lực công việc, stress kéo dài
- Người không có thói quen đi đại tiện hàng ngày.
IV. Trĩ nội độ 1 có nên phẫu thuật không?
Trĩ độ 1 có cần phẫu thuật không? Câu trả lời là KHÔNG. Căn bệnh trĩ độ 1 bao gồm cả trĩ nội độ 1 và trĩ ngoại độ 1 đều không cần phẫu thuật cắt trĩ. Vì đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, các triệu chứng còn nhẹ và có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc nội khoa, không cần phải can thiệp ngoại khoa cắt mổ trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ độ 1, người bệnh có thể tham khảo một vài biện pháp như:
- Sử dụng cây lá dân gian đắp trực tiếp lên búi trĩ ngoại làm teo nhỏ búi trĩ;
- Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi trĩ ngoại để chữa trị cả bên trong và bên ngoài;
- Ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn búi trĩ cũng như giúp làm teo rụng búi trĩ;
- Dùng những loại gel bôi trị trĩ có chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên an toàn…
Sau đây là chi tiết một vài phương pháp chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà hiệu quả, an toàn mời bạn đọc tham khảo:
V. Cách điều trị trĩ nội độ 1 tại nhà đơn giản, hiệu quả
Trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của căn bệnh trĩ, nên việc chữa trị khá dễ dàng, bệnh nhanh chuyển biến và khả năng khỏi triệt để, không tái phát cao hơn so với điều trị bệnh trĩ ở những giai đoạn sau.
1. Cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà bằng rau diếp cá
Trong dân gian từ lâu rau diếp cá đã được biết đến như một “khắc tinh” của bệnh trĩ. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy trong rau diếp cá có chứa hoạt chất Quercetin có tác động bảo vệ và làm bền thành mạch trĩ, hạn chế sự giãn nở các tĩnh mạch trĩ hiệu quả.
Trong rau diếp cá cũng có chứa chất kháng sinh tự nhiên decanonyl acetaldehyde, rất mạnh trong việc phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn và búi trĩ, hỗ trợ làm teo nhỏ kích cỡ búi trĩ nội độ 1.
Cách thực hiện chữa trị trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá.
Cách 1: Phương pháp trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng uống nước rau diếp cá:
- Chuẩn bị: 500g lá rau diếp cá (đã bỏ phần cuống và lá già), rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 25 – 30 phút để rau được đảm bảo hơn.
- Cách làm: cho rau diếp cá vào giã nát hay máy xay, chắt lấy nước uống hàng ngày. Có thể pha thêm chút nước lọc ấm và mật ong (hoặc đường) để dễ uống hơn. Ngày uống 1 – 2 lần.
Cách 2: Phương pháp chữa bệnh trĩ nội bằng cách ăn sống rau diếp cá:
Biện pháp này thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng được với người ăn được vị hăng tanh tanh đặc trưng của rau diếp cá.
- Chuẩn bị: Chuẩn bị lượng vừa đủ lá rau diếp cá
- Cách làm: Nhặt sạch rau diếp cá, đem rửa sạch với nước và ngâm muối pha loãng. Dùng rau diếp cá ăn sống trực tiếp hàng ngày. Bạn có thể ăn kèm với một chút muối hạt để dễ ăn hơn.
2. Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà bằng quả sung
Sung là loại quả có chứa hàm lượng chất sơ cao cùng các hoạt tính có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm chứng sa búi trĩ cho trị bệnh trĩ giai đoạn đầu. Đây cũng là loại quả dân gian dễ tìm, khá thường gặp ở nước ta. Cho nên, trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng sung quả là một biện pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt.
Phương pháp trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng quả sung.
Cách 1: Ăn trực tiếp quả sung
- Chuẩn bị: 15 – 20 quả sung xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
- Cách dùng: Ăn trực tiếp hàng ngày. Chú ý, ngày chỉ cần ăn khoảng 20 – 40 quả, đừng nên ăn quá nhiều. Có thể kết hợp chấm muối tạo nên món ăn vặt rất tuyệt.
Cách 2: Sử dụng lá sung ngâm hậu môn để chữa trĩ nội:
- Chuẩn bị: lá cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung: mỗi loại 300g và 1 củ nghệ tươi.
- Cách làm: Rửa sạch các loại lá và nghệ tươi (đã thái lát), sau đó cho vào nồi đun cùng 3 lit nước sạch. Khi nước sôi, bắc ra và tiến hành xông hơi vùng hậu môn búi trĩ. Khi nước xông chỉ còn ấm, đem chắt nước rau chậu nhựa, để nước lắng xuống và gạn lấy nước trong. Sau đó tiến hành ngâm vùng hậu môn trong khoảng 15 – 20 phút.
3. Uống nước sắc lá bỏng và rau sam trị bệnh trĩ nội độ 1
Rau sam là cây thuốc dân gian có khả năng hoạt huyết, cầm máu, làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ tạo nên khá hiệu quả. Cùng với đó, rau sam cũng là loại rau giúp nhuận tràng, giảm táo bón từ đó tránh được chảy máu búi trĩ khi đi đại tiện.
Cách điều trị trĩ nội độ 1 bằng rau sam.
Để có hiệu quả tốt hơn khi chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng rau sam, bạn có thể kết hợp thêm lá bỏng trong khi chữa.
Cách làm:
- Chuẩn bị: 100g lá bỏng tươi, 15g – 20g rau sam mang rửa sạch.
- Thực hiện: cho nguyên liệu vào nồi đun cùng 1 lit nước sạch. Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 20 – 25 phút. Để nguội và dùng nước uống hết trong ngày.
4. Chữa trị trĩ nội độ 1 tại nhà bằng cây thầu dầu tía
Lá thầu dầu tía hay còn gọi là đu đủ tía là một loại cây thuộc họ thầu dầu. Theo Đông y, lá và hạt thầu dầu tía có vị ngọt, cay, mang tính bình có tác dụng chủ yếu là tiêu thũng bạt độc, làm giảm ngứa, chống viêm nhiễm hiệu quả. Đây cũng là công dụng quan trọng trong điều trị trĩ nội độ 1.
Điều trị trĩ nội bằng thầu dầu tía và lá vông nem
Chuẩn bị: lấy lá thầu dầu tía và lá vông nem, mỗi loại 4 lá đem rửa sạch và để ráo nước + vài hạt muối tinh.
Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào đun sôi, sau đó xông hậu môn búi trĩ. Kiên trì thực hiện, bệnh trĩ nội độ 1 sẽ thuyên giảm rõ rệt.
5. Cách điều trị trĩ nội cấp độ 1 bằng dầu dừa
Dầu dừa có tính nhờn, trơn, giữ ẩm cao và có chứa các axit như: axit caproic, axit capric… Bên cạnh khả năng sát khuẩn, giảm ngứa rát "cửa sau" còn có thể giúp ức chế giai đoạn biến chuyển búi trĩ, sa búi trĩ và làm giảm những biểu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1.
Đối với bệnh trĩ nội, búi trĩ nằm bên trong hậu môn nên việc bôi dầu dừa tại bên ngoài hậu môn không có tác dụng điều trị. Cho nên người bệnh có thể tham khảo biện pháp làm dầu dừa dạng viên đặt bên trong hậu môn.
Chuẩn bị: Dầu dừa dạng lỏng + Khay đá dạng viên thuốc nhỏ, có vách ngăn.
Cách làm: Dùng dầu dừa lỏng đổ đầy vào những khuôn trong khay đá, sau đó cho vào ngăn đá đến khi dầu dừa đông cứng lại thành hình viên thuốc.
Rửa sạch vùng "cửa sau". Lấy dầu dừa dạng viên đã chuẩn bị đặt vào trong lỗ hậu môn, càng sâu càng tốt. Sau đó nằm sấp người khoảng 60 – 90 phút, để dầu dừa tan chảy ngấm vào đường lược và vùng đám rối tĩnh mạch búi trĩ, giúp chữa bệnh trĩ nội từ sâu bên. Thực hiện ngày 2 lần sáng, tối.
Lưu ý: Đối với các phương pháp trên, người bệnh cần vệ sinh sạch khu vực "cửa sau" bằng nước ấm pha muối loãng trước khi áp dụng những cách vừa rồi để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn.
VI. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng thuốc
Kết hợp thuốc uống điều trị trĩ nội cũng là cách nhiều người bệnh lựa chọn, giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng trĩ khó chịu và bệnh nhanh khỏi hơn.
Các loại thuốc chữa bệnh trĩ nội độ 1 có hai loại chủ yếu là: thuốc uống điều trị bên trong và thuốc chữa tại chỗ như thuốc ngâm rửa, kem bôi trĩ. Trong đó, các thành phần thuốc thường dùng là: thuốc giảm đau trĩ nội; thuốc chống viêm búi trĩ nội; thuốc làm bền thành tĩnh mạch trĩ; thuốc co mạch trĩ; thuốc nhuận tràng; thuốc kháng sinh (trong trường hợp cần thiết).
1. Các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ nội
Các loại thuốc dạng uống có công dụng điều trị bệnh trĩ nội độ 1 như:
– Thuốc làm bền thành mạch trĩ nội: có tác động làm tăng trương lực mạch máu, làm bền thành mạch trĩ nội, nhờ đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng búi trĩ.
– Thuốc làm co tĩnh mạch búi trĩ: thuốc khiến mạch máu tại búi trĩ nội thu nhỏ lại, từ đó chặn dinh dưỡng (máu tươi) vào búi trĩ, giúp búi trĩ dần teo nhỏ và biến mất. Các công dụng phụ có thể gặp như lo âu, mất ngủ, run, tăng huyết áp…
– Thuốc nhuận tràng: giúp bệnh nhân đi ngoài dễ dàng hơn, làm giảm đáng kể tình trạng chảy máu trĩ nội.
– Thuốc kháng sinh: nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng sưng hậu môn và búi trĩ.
– Thuốc giảm đau trĩ nội: kết hợp dùng khi điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.
– Thuốc chống viêm: thường sử dụng trong trường hợp bị nhiễm trùng búi trĩ , phù nề búi trĩ – hậu môn hoặc có biến chứng tắc mạch trĩ…
2. Điều trị bệnh trĩ nội độ 1 với những thuốc tại chỗ
Những loại thuốc bôi, thuốc ngâm rửa thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc uống nhằm điều trị bệnh trĩ nội độ 1 như:
- Thuốc co mạch, giảm chảy máu do trĩ nội.
- Thuốc chống viêm nhiễm tại chỗ.
- Thuốc kháng sinh ở chỗ.
- Thuốc giảm ngứa, đau, bỏng rát khó chịu, kích ứng ở xung quanh hậu môn.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc chữa bệnh trĩ ở nhà, mà cần thiết được sự tư vấn, kê đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và có hiệu quả tốt.
Bệnh trĩ nội độ 1 không cần điều trị bằng phẫu thuật cắt trĩ, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng nếu được điều trị sớm bằng thuốc hay các mẹo dân gian, kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Nhưng khi bệnh phát triển nặng hơn chuyển sang giai đoạn trĩ nội độ 2, 3, 4 thì cần can thiệp ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ.
Trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn chữa trị dễ dàng và có thời gian điều trị ngắn nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không chủ động điều trị sớm thì căn bệnh rất dễ phát triển và biến chứng nặng lên tại các giai đoạn tiếp theo. Bởi vậy, để điều trị bệnh trĩ nội cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn hãy chủ động thăm khám chuyên gia khi bắt gặp các dấu hiệu bệnh trĩ.
Nếu có vấn đề thắc mắc về căn bệnh trĩ, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn Online của phòng khám Hưng Thịnh để được Bác sĩ tư vấn nhé!