Viêm niệu đạo nữ là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách chữa
Bệnh viêm niệu đạo nữ là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân viêm niệu đạo nữ chủ yếu liên quan tới những tác nhân gây bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dễ dàng biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của chị em phụ nữ.
Vậy triệu chứng viêm niệu đạo nữ là gì, viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không, cũng như cách trị viêm niệu đạo ở nữ như thế nào, mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây được chia sẻ bởi bác sĩ chuyên môn của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.
Tổng quan về bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở đường dẫn nước tiểu
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu cho nhiệm vụ đào thải nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Bệnh viêm niệu đạo nữ là tình trạng ống niệu đạo bị viêm nhiễm, kích ứng hoặc bị các dị vật bên ngoài xâm nhập vào bên trong gây tổn thương.
Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến có thể mắc ở cả nữ giới và nam giới, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của chị em.
Nữ giới có nguy cơ mắc viêm niệu đạo cao hơn so với nam giới, bởi vì niệu đạo ở nữ giới ngắn, rộng hơn nhiều, và khoảng cách giữa niệu đạo, âm đạo, hậu môn khá gần nhau khiến cho vi khuẩn dễ dàng lây lan tấn công giữa các vùng.
Phân biệt viêm đường tiết niệu và viêm niệu đạo
Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa hai bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và viêm niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là tình trạng tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo rồi lây lan đến bàng quang. Niệu đạo chính là bộ phận có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, khi hàng phòng thủ này thất bại tức là chị em bị viêm niệu đạo thì vi khuẩn sẽ phát triển gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới.
Triệu chứng viêm niệu đạo nữ thường gặp
Viêm niệu đạo nữ có một số triệu chứng cụ rõ ràng mà chị em cần hết sức chú ý để phát hiện ra bệnh:
Đi tiểu tiện khó khăn
Dấu hiệu viêm niệu đạo nữ hay gặp nhất là đi tiểu khó khăn, gây đau rát.
Đi tiểu tiện khó khăn là dấu hiệu thường gặp ở nữ giới khi bị viêm niệu đạo. Chị em thường cảm thấy khó khăn mỗi khi đi vệ sinh, đi tiểu bị đau bất thường, tiểu khó dẫn đến tâm lý ngại tiểu, nhịn tiểu, chính điều này khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Qua nghiên cứu, mỗi lần đi tiểu phụ nữ thường sẽ thải ra khoảng 300ml nước tiểu, nhưng với những người mắc viêm niệu đạo thì số lần đi tiểu sẽ tăng lên và lượng nước tiết ra ít đi và dù mắc tiểu nhưng lại không thể thải ra hết trong một lần.
Thông thường nước tiểu của phụ nữ bị viêm niệu đạo sẽ có bị ngọt và có cả dịch nhầy.
Chị em cảm thấy đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu
Đau vùng chậu, vùng bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm trong đó có viêm niệu đạo ở nữ giới. Nữ giới sẽ cảm thấy đau bụng trong suốt quá trình đi tiểu tiện, và tình trạng này có thể lan rộng từ vùng chậu xuống bụng dưới và tới háng. Những cơn đau này thường đột ngột, nhói, có khi còn đau phần hậu môn. Tình trạng này kéo dài khiến nữ giới cảm thấy khó chịu làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Lỗ niệu đạo gặp vấn đề
Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới còn có dấu hiệu sưng đỏ vùng lỗ niệu đạo kèm theo có chất dịch nhầy chảy ra từ âm đạo. Vị trí sưng đỏ chảy mủ nhầy nhớt, gây ngứa cho bộ phận sinh dục nữ, khi lỗ niệu đạo viêm bị cọ vào quần lót cảm giác đau sẽ càng gia tăng.
Khí hư thay đổi bất thường và chu kỳ kinh nguyệt không đều
Khi hư ra bất thường là dấu hiệu đầu tiên của hầu hết các bệnh phụ khoa nhưng trong đó cũng là triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo nữ. Lúc này khí hư sẽ ra nhiều, số lượng lớn dù không phải trong giai đoạn rụng trứng, loãng và có dạng mủ. Do vậy mà vùng kín của chị em luôn ẩm ướt, ngứa ngáy, gây khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đi kèm với việc thay đổi khí hư thì chị em còn gặp một số tình trạng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội, lượng kinh và màu máu kinh khác lạ,...
Một số triệu chứng khác có thể gặp
Ngoài những triệu chứng viêm niệu đạo nữ kể trên thì bệnh còn gây ra một số vấn đề khác như chán ăn, mệt mỏi, sốt, cơ thể ớn lạnh, suy nhược tinh thần, cơ thể.
Nguyên nhân viêm niệu đạo nữ
Hầu hết nguyên nhân viêm niệu đạo nữ đều là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ vùng da xung quanh lỗ như âm đạo. Vi khuẩn thường gây viêm niệu đạo gồm: vi khuẩn E. Coli, vi khuẩn bệnh lậu, nhiễm Chlamydia, virus HPV,...Nguyên nhân viêm niệu đạo nữ cụ thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Các nguyên nhân gây viêm niệu đạo nữ phổ biến
Do cấu tạo của hệ tiết niệu
Bộ phận sinh dục nữ khác có phần niệu đạo ngắn nhưng rộng hơn, và khoảng cách giữa niệu đạo với âm đạo và hậu môn gần nên vi khuẩn dễ dàng tốn công từ hậu môn vào âm đạo và di chuyển lên niệu đạo.
Do cách vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách là phòng tránh các bệnh phụ khoa hiệu quả, tuy nhiên nếu sai cách sẽ vô tình hỗ trợ xúc tác cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn. Đặc biệt trong những ngày hành kinh, chị em cần thay băng vệ sinh 4-5 tiếng / lần, không để “ cô bé” bí bách để tránh nguy cơ vi khuẩn từ trong băng vệ sinh sinh sôi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng niệu đạo.
Do cấu tạo sinh lý đặc biệt ở phụ nữ
Phụ nữ sẽ phải trải qua một số thời kỳ mà được xem là thời điểm nhạy cảm của vùng kín, lúc vùng kín dễ bị tác động như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh em bé. Cụ thể khi phụ nữ mang thai tử cung sẽ rộng mở hơn, tăng lực ép xuống bàng quang hoặc khi phụ nữ đến kỳ là thời điểm vàng cho vi khuẩn xâm nhập nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Nhịn tiểu
Một số chị em có thói quen nhịn tiểu mà không biết rằng đây là nguyên nhân viêm niệu đạo nữ. Nước tiểu bị giữ lại bên trong bàng quang không được đào thải ra bên ngoài có nguy cơ trào ngược lên ống dẫn niệu khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng nặng, thậm chí là bị viêm bể thận.
Chế độ sinh hoạt, đời sống tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh mụn cóc sinh dục, chlamydia, giang mai,... khiến bộ phận niệu đạo bị tổn thương nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân viêm niệu đạo nữ khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì viêm niệu đạo nữ còn do các nguyên nhân khác như nạo phá thai, đặt ống dẫn tiểu khi đi phẫu thuật ở những cơ sở y tế kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh. Hoặc phụ nữ có bệnh lý liên quan đến bàng quang, có dị tật ở niệu đạo hoặc mắc bệnh tiểu đường,...
Các phương pháp điều trị viêm niệu đạo ở nữ hiểu quả
Viêm niệu đạo nữ có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo nữ là căn bệnh phụ khoa thường gặp và không gây nguy nhiểm nếu được điều trị từ sớm
Viêm niệu đạo nữ là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo nếu được phát hiện và điều trị khỏi từ sớm thì bệnh không đáng lo ngại. Tuy nhiên nhiều chị em thường để bệnh phát triển đến khi không chịu được mới đi khám thì bệnh lúc này đã biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng như:
Viêm niệu đạo lây lan đến các bộ phận sinh dục khác kéo theo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như viêm vòi trứng, viêm buồng trứng,... nguy hại đến khả năng sinh sản của nữ giới, dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn cao
Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, người bệnh sẽ luôn khó chịu với những triệu chứng của bệnh, ám ảnh tâm lý, ngại gần gũi với bạn tình do bị đau khi quan hệ, khó khăn trong việc đi tiểu tiện, vùng kín ngứa ngáy.
Khả năng cao lây truyền bệnh cho bạn tình: Khi cả hai quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng nữ giới sẽ lây truyền viêm nhiễm bệnh cho nam giới.
Mắc bệnh về khớp: Viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ chuyển sang cấp và mãn tính là suy giảm sức đề kháng, lây lan sang khớp gối, khiến nữ giới dễ bị viêm khớp, khó khăn trong việc đi lại.
Đối với mẹ bầu, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng: Viêm niệu đạo có thể khiến nước ối bị nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi, rất có thể trẻ sinh ra dễ bị dị tật hoặc mắc các bệnh về hô hấp,suy dinh dưỡng,..
Cách chữa viêm niệu đạo tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bệnh viêm niệu đạo là bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe. Viêm niệu đạo nữ có tự khỏi không - đây là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc khi thấy những dấu hiệu vùng kín khác lạ. Viêm niệu đạo là do vi khuẩn gây bệnh nên bệnh không thể tự khỏi mà cần sử dụng bởi thuốc với trường hợp bệnh nhẹ và cần can thiệp phương pháp hiện đại với trường hợp bệnh đã biến chứng.
Đa số các trường hợp bị viêm niệu đạo đều được chữa khỏi bằng kháng sinh.
Viêm niệu đạo nữ uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh có điều trị khỏi bệnh viêm niệu đạo do vi khuẩn gây ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Để việc điều trị được hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng hoặc uống không hết thuốc làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra trong thời gian điều trị chị em cần kiêng quan hệ cho đến khi bệnh được điều trị khỏi.
Chữa viêm niệu đạo tại nhà là giải pháp lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ, và ít tốn kém. Những phương pháp chữa trị tại nhà có thể giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của bệnh, tuy nhiên những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không dùng thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
1. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học và thay ăn uống lành mạnh
Ăn uống kém, không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, thường xuyên thức khuya,..khiến sức đề kháng bị suy giảm càng làm tăng nguy cơ viêm niệu đạo với những người từng bị nhiễm thì có khả năng tái phát lại và càng nặng thêm. Vì vậy để có quá trình điều trị phù hợp thì người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học như sau:
Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày: uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ bài tiết nước tiểu được diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ hơn, đào thải được hết các cặn bã tồn tại trong bàng quang và đường tiết niệu.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị viêm niệu đạo còn xem xét lại và điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Người bị viêm niệu đạo cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các loại rau xanh, trái cây và thịt tươi, hạn chế đồ chiên dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn, có gas
Dành thời gian hoạt động thể chất: mỗi ngày dành thời gian ít nhất 30 phút để hoạt động thể dục thể thao tốt cho sức khỏe, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, khiến hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: dù bị viêm hay không thì vệ sinh cá nhân luôn cần được chú ý. Mỗi ngày nên tắm rửa và vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phù hợp. Khi đang bị viêm nhiễm thì không nên tắm bồn, tránh sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người khác.
Chọn lựa đồ bên trong phù hợp: Lực chọn đồ lót rất quan trọng, chị em nên chọn lựa những chiếc quần không được bó sát, có chất vải cotton thoáng mát, tránh tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn sinh sôi.
Kiêng quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị viêm niệu đạo vừa giúp tình trạng bệnh không thêm nặng mà còn tránh lây lan cho bạn tình.
2. Cách chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm từ sữa rất tốt cho sức khỏe, ngoài việc làm đẹp da,hỗ trợ tiêu hóa thì sữa chua cũng là nguyên liệu hỗ trợ kiểm soát bệnh viêm niệu đạo.
Theo các chuyên gia thì hàm lượng lợi khuẩn lactic và men vi sinh trong sữa chua có thể ức chế hoạt động của nhiều hại khuẩn trong đó có vi khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo. Ngoài ra sữa chưa còn hỗ trợ kiểm soát tình trạng ngứa vùng kín do bệnh gây ra.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 miếng bông y tế và 1 hộp sữa chua không đường, nhúng miếng bông vào sữa chua và đắp trực tiếp nên lỗ niệu đạo trong vòng 30 phút.
Lấy miếng bông ra và rửa sạch vùng kín với nước
Trước khi áp dụng cách này nên vệ sinh và lau khô vùng kín trước.
3. Cách chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng dầu tràm trà đơn giản
Tinh dầu tràm trà được biết đến là nguyên liệu quen thuộc hàng ngày với khả năng sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Nếu dùng đúng cách sẽ có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm âm đạo ở nữ giới và khắc phục tình trạng ngứa ngáy, nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
Cho 2-3 giọt tinh dầu trầm trà vào trong 2-2,5 lít nước và khuấy đều
Dùng nước này để vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
4. Chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng giấm táo
Dùng giấm táo có chứa acid axetic dồi dào giúp ổn định nồng độ pH trong vùng kín để chữa viêm niệu đạo là biện pháp được nhiều người lựa chọn.
Cách thực hiện:
Cho khoảng 30ml giấm táo vào 3 lít nước sạch
Dùng nước đó để rửa vùng kín khoảng 30 phút
Sau đó rửa sạch bộ phận vùng kín lại với nước và lau khô.
5. Chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng lá trầu không đơn giản
Lá trầu là loại thảo dược dùng để điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả trong đó có viêm niệu đạo. Lá trầu không có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Với hàm lượng polyphenol và eugenol có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm men gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng lây lan rộng, hỗ trợ chữa lành tổn thương niệu đạo.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị khoảng 7-10 lá trầu không tươi, không bị sâu rửa sạch với nước muối, hơi vò nát để ráo.
Đun sôi khoảng 2 - 2,5 lít nước và cho lá trầu vào, đun lửa nhỏ khoảng 5 phút.
Để nước ra chậu, để ấm và cho một ít nước pha vào rửa
Ngâm rửa vùng kín khoảng 5-10 phút.
Viêm niệu đạo nữ có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, tinh thần, khả năng sinh sản của phụ nữ nếu không được điều trị sớm. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất ổn như đã viết ở trên chị em cần đến ngay cơ sở y khoa để kiểm tra tình trạng bệnh cụ thể và điều trị trước khi bệnh biến chứng. Để phát hiện bệnh từ sớm thì chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng đến 1 năm / 1 lần hoặc khi thấy dấu hiệu lạ cần đi kiểm tra ngay.
Nhiều chị em còn chưa biết nên đi khám phụ khoa ở đâu, quy trình đi khám phụ khoa như thế nào thì có thể liên hệ hotline 0869.953.872 của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải đáp rõ ràng.
Xem thêm >> cách chữa viêm niệu đạo tại nhà