Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Các nguyên nhân gây tiểu ra máu
Tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu xuất hiện máu. Cho dù ở độ tuổi nào thì việc tiểu ra máu cũng là hiện tượng xấu, chỉ có khoảng 5% trường hợp người bệnh tự khỏi, còn đa số đi tiểu ra máu đều là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Vậy tiểu ra máu là bệnh gì, nguyên nhân tiểu ra máu ở nữ giới, nam giới, trẻ nhỏ và cách chữa trị như thế nào.
Bác sĩ khoa Tiết niệu - phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc trọng bài viết dưới đây.
I. Tiểu ra máu là bệnh gì?
Đi tiểu là hoạt động bài tiết chất thải bình thường và thiết yếu theo nhu cầu của cơ thể. Nước tiểu bắt đầu từ thận, truyền ra bên ngoài thông qua đường niệu đạo. Tùy vào chế độ ăn uống sinh hoạt của mỗi người thì màu sắc và lượng nước tiểu khác nhau. Bên cạnh đó sự thay đổi màu sắc nước tiểu cũng sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe cơ thể có mắc bệnh hay không.
Tiểu ra máu là dấu hiệu báo động sự bất thường của cơ thể
Đi tiểu ra máu là hiện tượng trong nước tiểu chứa hồng cầu, nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc mắt thường có thể thấy được những sợi máu nhỏ lẫn trong nước tiểu. Đi kèm, người bệnh có thể cảm thấy buốt, nước tiểu nóng rát,...
Đi tiểu ra máu được chia ra làm hai loại:
Tiểu ra máu tiểu thể: là tình trạng trong nước tiểu có chứa một ít máu nhưng không thể nhìn bằng mắt thường được
Tiểu ra máu đại thể: là tình trạng người bệnh có thể thấy rõ bằng mắt thường sự thay đổi màu sắc trong nước tiểu. Nước tiểu có màu hồng, đỏ, hoặc những sợi máu đỏ trong đó. Số ít trường hợp nước tiểu có màu nâu sẫm và kèm theo cặn nâu lắng đọng.
Đối với những trường hợp đi tiểu ra máu chỉ xảy ra trong vài ngày thì bình thường không cần điều trị, có thể là do chế độ ăn uống bất thường gây ra. Còn nếu đi tiểu ra máu thường xuyên và kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc căn bệnh nghiêm trọng nào đó. Lúc này, mọi người cần đi kiểm tra tình trạng sức khỏe ngay để có thể biết được và điều trị bệnh trước khi có những biến chuyển xấu.
II. Phân biệt nước tiểu có màu đỏ với tiểu ra máu
Sẽ có nhiều người nhầm lẫn giữa việc đi tiểu ra máu và nước tiểu có màu đỏ. Đây là 2 trường hợp hoàn toàn không liên quan đến nhau.
Phân biệt tiểu ra máu và nước tiểu có màu đỏ để có biện pháp điều trị hiệu quả
4 nguyên nhân chính khiến nước tiểu có màu đỏ:
Người thường xuyên ăn các thức ăn có nhuộm phẩm màu, hoặc thức ăn tự nhiên như củ dền, dâu đen, quả mâm xôi, củ cải đường,...
Sử dụng thuốc gây đỏ như kháng sinh Rifampicin, Metronidazalo,..
Hay các chị em đến chu kỳ hành kinh. Trong những ngày cuối kỳ kinh nguyệt lượng kinh không ra nhiều, thi thoảng sẽ lẫn với nước tiểu ra bên ngoài. Hoặc trường hợp máu báo thai khi phôi thai đang làm tổ bên trong tử cung. Do vậy việc đái ra máu là hoàn toàn bình thường, vô hại.
Trường hợp tiểu ra máu sau khi quan hệ có thể là do trong lúc quan hệ đã khiến âm đạo bị trầy xước, tổn thương, dẫn đến chảy máu.
III. Nguyên nhân đi tiểu ra máu
Nguyên nhân tiểu ra máu ngoài việc do chế độ sinh hoạt nhịn tiểu, ăn uống bất thường, ăn thực phẩm có màu đỏ, phẩm màu... thì phần lớn là do các vấn đề bệnh lý gây ra như viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang, bệnh đường sinh dục nguy hiểm. Khi đi tiểu ra máu kéo dài thì bạn cần chú ý.
Đi tiểu ra máu ở nam giới và nữ giới thường do các nguyên nhân chính bao gồm:
Do viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu xảy ra khi có vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào niệu đạo. Ngoài việc có máu trong nước tiểu thì nhiễm trùng đường tiết niệu còn bao gồm các triệu chứng khác như tần suất đi tiểu liên tục, nước tiểu đục, có mùi nồng, khó chịu hay cảm thấy đau rát vùng niệu đạo. Thực tế nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Theo nghiên cứu của Viện Tiểu đường Bệnh tiêu hóa và Thận tại Mỹ thì có ít nhất 40-60% phụ nữ từng bị nhiễm căn bệnh này.
Nếu không kịp thời chữa trị thì nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến thận, gây ra các triệu chứng: buồn nôn, sốt, ớn lạnh và đau ở vùng thắt lưng, hông và vùng chậu.
Bệnh viêm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây đi tiểu ra máu ở cả nam và nữ
Do bị sỏi thận và sỏi bàng quang
Thông thường với những người bị sỏi thận ở mức độ nhẹ thì viên sỏi thận nhỏ dễ dàng theo dòng nước tiểu đi xuống bàng quang và thải ra bên ngoài. Tuy nhiên với những người bệnh nặng, viên sỏi lớn hơn, dễ bị kẹt trong thận, hoặc bàng quang hay những nơi trong đường ống dẫn tiểu. Khiến tiểu khó, tiểu buốt và tiểu ra máu, gây ra nhiều triệu chứng giống như nhiễm trùng đường tiết niệu, vì vậy mọi người cần đi kiểm tra chính xác để xác định tình trạng bệnh của mình.
Do tập vận động quá sức
Một nghiên cứu năm 2014 tiến hành điều tra việc đái ra máu do tập thể dục ở 491 người trưởng thành khỏe mạnh bằng cách chạy 5km có giới hạn thời gian. Kết quả cho thấy 12% người sẽ xuất hiện tình trạng này, còn nếu như không bị giới hạn thời gian thì tình trạng này chỉ giảm xuống 1,3%. Từ đó có thể kết luận rằng đái ra máu khi tập thể dục chỉ xảy ra do cường độ tập luyện cao trong một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, hiện tượng này thường tự khỏi sau 3 ngày, do vậy không đáng lo ngại. Nếu như tình trạng kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên đi khám kiểm tra để điều trị kịp thời.
Do đặt ống thông tiểu
Một số người do phẫu thuật hay bị chấn thương mà gặp khó khăn khi đi tiểu. Vì vậy để giúp bệnh nhân thuận tiện hơn, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu vào bàng quang để truyền nước tiểu ra bên ngoài. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hoặc trong lúc đặt ống không vệ sinh an toàn thì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh viêm đường tiết niệu, dấu hiệu là đi tiểu ra máu.
Hiện tượng phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới
Phì đại tuyến tiền liệt gây đi tiểu ra máu ở nam giới
Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới nằm ngay sát dưới cơ bàng quang, có chức năng sản xuất ra chất dịch nhờn tham gia vào quá trình sinh sản của nam giới. Ngoài ra tuyến tiền liệt còn giữ cho hóa chất, độc tố, vi khuẩn không thể đi vào đường tiết niệu.
Phì đại tiền liệt tuyến gây chèn ép niệu đạo khiến cho việc đi tiểu khó khăn. Bàng quang phải tăng cường co bóp để giải phóng nước tiểu nhiều hơn. Tình trạng này xảy ra nhiều rất có thể dẫn đến tổn thương niệu đạo, từ đó gây chảy máu.
Các triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới là:
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là về ban đêm, không thể nhịn tiểu được quá vài phút, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Tiểu khó, phải rặn, không đều, tiểu xong vẫn còn vài giọt dư rỉ trên đầu dương vật là ướt quần.
- Tiểu ra máu
- Tiểu rắt, đi tiểu không thoải mái, luôn cảm giác tiểu chưa hết muốn tiều nữa.
- Có trường hợp bí đái, đó là tình trạng rặn đái mà không ra, căng tức vùng bụng dưới.
Do uống thuốc gây đi tiểu ra máu
Một số loại thuốc gây tiểu ra máu đó là:
- Thuốc chống đông máu như Warfarin và Aspirin giúp ngăn ngừa hình thành các máu cục, từ đó có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu cục
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc hóa trị như Cyclophosphamide và ifosfamide
- Sử dụng thuốc nhuận tràng lâu dài, thuốc Senna.
Các bệnh lý liên quan đến thận
Những người mắc các bệnh về thận đều có tình trạng đi tiểu ra máu. Ngoài sỏi thận và sỏi bàng quang thì các bệnh dưới đây cũng có biểu hiện đái ra máu:
- Lao thận: là tình trạng lây nhiễm từ lao phổi và thường đi kèm với tổn thương bàng quang. Triệu chứng điển hình đó là: tiểu mủ, tiểu lắt nhắt, són tiểu, tiểu ra máu cuối bãi, đau rát sau khi tiểu.
- Ung thư thận: 70% bệnh nhân mắc ung thư thận đái ra máu. Triệu chứng thường thấy là tiểu ra máu không đau, khi sờ hố chậu thấy có u.
- Thận đa nang: Người bệnh sẽ tiểu ra máu, ra mủ, cảm thấy đau thắt lưng, nồng độ ure máu tăng, có u vùng hố thận khi chụp UIV.
- Nhồi máu thận: Người bệnh đột ngột đau một bên thắt lưng, có khả năng cảm thấy hơi nhói tim.
- Viêm cầu thận cấp thường đái máu vi thế. Trước đó, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như viêm da, viêm họng, sốt, đau 2 bên thắt lưng.
- Viêm thận- bể thận: là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính bể thận, niệu quản, đài thận, nhu mô thận. Người bệnh sẽ sốt cao rét run, tiểu ra máu, lắt nhắt, đau thắt lưng, đau vùng dưới rốn.
IV. Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu ở trẻ em là dấu hiệu báo động, cha mẹ không nên chủ quan
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ lây nhiễm bệnh. Do vậy mà các bậc cha mẹ không nên chủ quan, khi thấy bé gặp bất kỳ vấn đề lạ bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tránh những biến chứng sau này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở trẻ em, có thể là do sinh hoạt, có thể do bệnh lý.
Do trẻ được bố mẹ cho ăn các thực phẩm màu đỏ giống máu như : củ dền, thanh long đỏ, củ cải đường,..Chỉ cần ăn thức ăn khác là tình trạng này sẽ tự động hết.
Do loại thuốc mà bé đang uống: Có thể bé đang được điều trị các bệnh lý khác cần uống thuốc chống đông máu hay thuốc điều trị ung thư. Dừng sử dụng thuốc là tình trạng này sẽ mất.
Do di truyền: Các bé nhiễm các bệnh di truyền từ người thân như bệnh thận đa nang, bệnh hồng cầu hình liềm, hay hội chứng Alport,..
Mất cân bằng lượng muối khoáng trong nước tiểu: Cụ thể những bé có nồng độ canxi cao trong nước tiểu sẽ khiến bé đau rát và đi tiểu ra máu. Những bé này sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận khi lớn lên.
Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ là viêm cầu thận. Bệnh có thể tự khỏi nếu ở mức độ nhẹ. Còn trường hợp bệnh nặng thì cần điều trị lâu dài.
Nhiễm trùng đường tiểu: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng ít gây nguy hiểm do các bé sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
V. Tiểu ra máu sau khi quan hệ
Các nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu sau khi quan hệ bao gồm:
Không đủ chất bôi trơn, ma sát mạnh trong quá trình quan hệ khiến cho âm đạo bị tổn thương
Chảy máu báo thai, máu báo đến kỳ hoặc kết thúc kỳ kinh nguyệt
Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhiễm trùng cổ tử cung hay âm đạo.
Dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung
Loét sinh dục do virus Herpes
Do polyp cổ tử cung: là khối u lành tính với dấu hiệu như ra nhiều khí hư, rong kinh, ra máu sau khi quan hệ. Người nhiễm polyp không phải là ung thư, và có thể chữa trị dễ dàng.
Bệnh mụn rộp sinh dục (herpes sinh dục) là một nguyên nhân khiến đi tiểu ra máu sau quan hệ
VI. Chữa bệnh tiểu ra máu ở đâu?
Vậy câu hỏi đặt ra, muốn khám chữa các bệnh liên quan đến tiểu ra máu thì nên khám ở đâu? Theo các bác sĩ có chuyên môn thì khi bị đi tiểu ra máu, người bệnh nên chọn khám tại các khoa tiết niệu, khoa nam học hoặc sản phụ khoa của các sơ sở y tế uy tín.
Hoặc mọi người có thể đến ngay phòng khám đa khoa Hưng Thịnh (380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội), nơi hội tụ các bác sĩ có kinh nghiệm với hệ thống máy móc, thiết bị y tế tiên tiến hiện đại. Các bác sĩ chuyên khoa tiêu biểu tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh như: bác sĩ Bùi Văn Dũng, bs.Trần Thị Thành đều là những bác sĩ đã từng làm việc tại bệnh viện lớn, chuyên về Nam khoa, sản phụ khoa.
Ngoài ra, đến với phòng khám Hưng Thịnh, mọi người không phải chờ đợi xếp hàng lâu, bạn sẽ được hướng dấn đặt lịch online và ưu tiên khám khi có lịch hẹn. Thời giam khám và điều trị từ 08h00 - 20:00 hằng ngày (tất cả các ngày trong tuần).
Bài viết trên, đã giúp bạn nắm rõ thông tin tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không. Mặc dù tình trạng tiểu ra máu nhiều trường hợp không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá 10 ngày thì mọi người nên đi kiểm tra sớm để bảo vệ sức khỏe chính mình.
Xem thêm >> Tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?