Bí tiểu, tiểu khó nguyên nhân và cách chữa

Đi tiểu là một hoạt động đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy khi việc đi tiểu gặp khó khăn, người bệnh cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng lại không thể đẩy được nước tiểu ra ngoài, bị bí tiểu, tiểu đau chắc chắn sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng bí tiểu, tiểu đau, đi tiểu liên tục, các nguyên nhân cũng như cách chữa hiệu quả nhé.

1. Bí tiểu, tiểu khó là gì?

Nhiều người thường cho rằng bí tiểu là không thể đi tiểu được, nhưng thực tế đây là tình trạng bàng quang không thể đẩy toàn bộ lượng nước tiểu ra ngoài sau khi tiểu tiện. Việc này khiến bàng quang không trống hoàn toàn, nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang, người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bí tiểu hay tiểu khó sẽ có 2 loại thường gặp là cấp tính và mãn tính.

Bí tiểu tiểu khó là gì

Bí tiểu là tình trạng không thể đẩy hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài khi đi tiểu, buồn tiểu liên tục.

1.1 Bí tiểu cấp tính

Bí tiểu cấp tính có những biểu hiện như đột nhiên cảm thấy bị tiểu khó, mắc tiểu liên tục, phải đi tiểu gấp nhưng không thể đi được hoặc lượng nước tiểu thải ra rất ít. Bên cạnh việc tiểu khó thì người bệnh còn có tình trạng bị căng tức, khó chịu bụng dưới do bàng quang bị chứa đầy nước, các cơn đau co thắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Lưu ý: Với các trường hợp bí tiểu, tiểu đau, tiểu khó cấp tính thì cần chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thông tiểu.

1.2 Bí tiểu mãn tính

Bí tiểu mãn tính diễn ra trong thời gian dài, người bệnh vẫn có thể đi tiểu nhưng chỉ có một lượng nước tiểu nhỏ bị lắng đọng ở bàng quang. Một số triệu chứng bí tiểu mãn tính người bệnh có thể nhận biết bao gồm:

  • Buồn tiểu liên tục, mỗi người bệnh phải đi tiểu ít nhất 8 - 10 lần mỗi ngày, số lượt đi tiểu tăng dần theo thời gian. 

  • Một số bệnh nhân bị mắc tiểu liên tục về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi.

  • Người bệnh phải đứng hoặc ngồi khá lâu mới có thể đi tiểu được nhưng nước tiểu chỉ chảy yếu, dễ dàng bị đứt quãng. Ngay sau khi vừa đi tiểu đã có thể tiếp tục có cảm giác muốn đi nữa.

  • Có tình trạng tiểu đau, tiểu buốt một số người còn bị đi tiểu ra mủ.

  • Bị són tiểu, rò rỉ nước tiểu, mất khả năng nhịn tiểu.

  • Cảm giác tức ở vùng bụng dưới, vùng xương chậu.

Bí tiểu mãn tính rất nguy hiểm, chúng có thể khiến bạn đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu, lây nhiễm ngược dòng lên vùng thận và gây suy thận. 

Bệnh bí tiểu

Dấu hiệu của bí tiểu mãn tính 

Dù tình trạng bí tiểutiểu khó là cấp tính hay mãn tính thì cũng đều gây nhiều khó khăn cho việc sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Đặc biệt hơn khi chúng còn có thể là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng tiểu, hẹp niệu đạo, bệnh tiền liệt tuyến, sỏi mắc nghẽn cổ bàng quang,... Việc cần làm là người bệnh phải sớm phát hiện được những biểu hiện trên, đến các cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân bí tiểu, tiểu đau do đâu từ đó đưa ra được hướng điều chỉnh phù hợp.

2. Nguyên nhân bí tiểu, tiểu khó

Bạn bị buồn tiểu liên tục nhưng không thể đi hết nước tiểu có thể kèm theo tình trạng tiểu đau, tiểu ra mủ, hãy lưu ý đến một trong những nguyên nhân sau đây:

Lực co bóp của bàng quang yếu

Lực co bóp của bàng quang yếu là một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể làm trống bàng quang, bị mót tiểu liên tục. Ở người khỏe mạnh, khi bàng quang tích đầy nước sẽ xuất hiện phản xạ tác động đến cơ vòng của bàng quang khiến chúng giãn nở và co bóp đẩy nước tiểu ra bên ngoài. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp vùng cơ vòng lỏng lẻo, chức năng co bóp không được thực hiện chuẩn xác do mất sự liên hệ với các thần kinh thực vật hoặc thành bàng quang bị chai do viêm bàng quang mãn tính, cơ vòng biến dạng do sỏi ở bàng quang bịt kín thì rất dễ xảy ra tình trạng tiểu khó. Nếu bị bí tiểu do nguyên nhân này thì người bệnh thường không gặp phải tình trạng tiểu ra mủ hay tiểu đau đi kèm với bí tiểu.

Hẹp niệu đạo

Nhắc đến các nguyên nhân khiến bạn bị mắc tiểu liên tục, tiểu không hết thì không thể bỏ qua hẹp niệu đạo. Nguyên nhân hẹp niệu đạo có thể đến từ việc viêm nhiễm niệu đạo khiến cơ quan này bị xơ hóa, hoặc niệu đạo bị hẹp do sỏi hoặc bị vỡ do chấn thương. Khi niệu đạo bị hẹp, không thông suốt dòng nước tiểu khó chảy hết dẫn đến tình trạng tồn đọng nước tiểu trong bàng quang.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số người bệnh đang sử dụng các loại thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có chứa Opioid, thuốc kháng histamine,... cũng có thể gặp phải tác dụng phụ là bị bí tiểu, tiểu khó do bị giảm khả năng ép nước tiểu thải ra của bàng quang. Tuy nhiên, triệu chứng tiểu khó do nguyên nhân này cũng không đi kèm các biểu hiện nguy hiểm như tiểu đau, tiểu ra mủ.

Nguyên nhân bí tiểu tiểu khó

Nguyên nhân bí tiểu, tiểu khó có thể là do thuốc, khi bạn đang điều trị bệnh lý khác

Do mang thai

Các mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ thường trải qua cảm giác mắc tiểu liên tục nhưng nguyên nhân không đến từ bệnh lý mà chỉ do thai nhi có kích thước lớn, chèn ép bàng quang khiến chị em bị đi tiểu nhiều lần hơn. Nếu chị em bị bí tiểu kèm theo dấu hiệu tiểu đau hoặc tiểu ra mủ, ra máu, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.

Các bệnh nam khoa gây bí tiểu, tiểu đau, tiểu khó

Theo thống kê nam giới là đối tượng dễ gặp phải tình trạng bí tiểu, tiểu khó nhiều hơn so với nữ giới, độ tuổi dễ mắc nhất là từ 40 đến 80 tuổi. Đi kèm tình trạng buồn tiểu liên tục, tiểu khó các quý ông còn bị tiểu đau, tiểu ra mủ. Các bệnh lý viêm nhiễm nam khoa gây bí tiểu thường gặp bao gồm:

Nhìn chung, đây đều là những bệnh lý nam khoa nguy hiểm, chúng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện mà còn tác động xấu đến chức năng tình dục, sinh sản của các quý ông. Nếu không điều trị kịp thời các viêm nhiễm sẽ đi sâu vào phía trong đường sinh dục tấn công tinh hoàn hoặc nhiễm trùng tiểu lan tới vùng thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, sức khỏe, tính mạng của nam giới.

Các bệnh phụ khoa gây tiểu đau, tiểu khó

Các bệnh lý phụ khoa cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu khó ở nữ giới. Các bệnh lý cần chú ý bao gồm:

Nguyên nhân gây bí tiểu

Các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, cơ quan sinh dục cũng là nguyên nhân gây bí tiểu, tiểu đau, tiểu khó

Tương tự như ở nam giới, thì các bệnh lý phụ khoa cũng khiến nữ giới chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tình dục và khả năng thụ thai. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện tiểu khó, tiểu đau, tiểu ra mủ hay tiểu buốt xuất hiện thì đừng ngần ngại, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Bệnh lây qua đường tình dục

Bí tiểu, tiểu đau, tiểu ra mủ hay bị mắc tiểu liên tục, tiểu nhiều lần cũng là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tình dục, cụ thể là bệnh lậu. Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm, nhưng các triệu chứng của nó lại dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm thông thường vì vậy ít người bệnh nhận biết sớm trong giai đoạn đầu. 

Mặc dù biểu hiện bệnh xuất hiện khá nhanh chỉ trong khoảng 14 ngày từ lúc lây nhiễm nhưng có đến 70% nữ giới không có dấu hiệu bệnh rõ rệt hoặc không có dấu hiệu. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng của bí tiểu bạn cũng cần chú ý đến khả năng này và sớm thăm khám kịp thời.

Để được giải đáp tình trạng bí tiểu đang gặp phải có phải do bệnh lậu gây ra không, hãy nhắn tin ngay với các chuyên gia trong biểu tượng tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn nhé!

3. Làm thế nào khi bị bí tiểu, tiểu đau?

Bí tiểu có thể biến chứng ra nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm như gây tổn thương bàng quang, hại thận, gây nhiễm trùng tiểu, tiểu không tự chủ,... Để hạn chế những tổn thương này bạn cần nhanh chóng tìm ra cách chữa tình trạng tiểu khó phù hợp.

Có nhiều cách chữa bí tiểu, tiểu khó bao gồm:

  • Uống nhiều nước: Bổ sung từ 2 - 2.5 lít nước/ ngày cho cơ thể và thúc đẩy sự hoạt động của bàng quang, tăng lượng nước tiểu đào thải, tránh tồn đọng nước tiểu cũ ở bàng quang khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
  • Các bài thuốc dân gian lợi tiểu chữa tiểu khó, tiểu đau tại nhà.
  • Các sản phẩm thuốc lợi tiểu có nguồn gốc thiên nhiên
  • Thuốc tây điều trị, khi bệnh có dấu hiệu tiểu đau, tiểu ra mủ

Một số người bệnh có xu hướng tự tìm hiểu các cách chữa bí tiểu tại nhà với các nguyên liệu như mã đề, râu ngô hay rau má để tiết kiệm chi phí và không phải đến các cơ sở y tế uy tín. Tuy nhiên, các phương pháp này có hiệu quả khác nhau ở mỗi người bệnh, không phải ai cũng có tác dụng và chúng không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bí tiểu vì vậy chỉ mang tính chất tạm thời.

Chữa bí tiểu bằng nước râu ngô

Các bài thuốc dân gian trị bí tiểu như nước râu ngô, rau má... có hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu trứng còn nhẹ.

Tốt nhất, khi có một trong những triệu chứng bất thường về tiểu tiện như tiểu đau, tiểu khó, tiểu ra mủ, buồn tiểu liên tục mặc dù không thay đổi lượng nước nạp vào thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Bằng chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kết quả siêu âm, xét nghiệm các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân tại sao bạn bị mắc tiểu liên tục nhưng lại không thể đi tiểu hết. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều chỉnh, phương pháp chữa tình trạng tiểu khó, tiểu đau, tiểu ra mủ phù hợp. 

Xem thêm >> cách chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày 

Chữa bí tiểu, tiểu đau, tiểu khó ở đâu?

Khi có những dấu hiệu bất thường như tiểu đau, tiểu khó, tiểu ra mủ kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm vùng kín bạn có thể chia sẻ ngay với các chuyên gia tư vấn của phòng khám Hưng Thịnh để được hướng dẫn hướng xử lý kịp thời. Tổng đài tư vấn online của phòng khám đã có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp thắc mắc về các bệnh lý phụ khoa, nam khoa của người bệnh. Đội ngũ cố vấn cũng là các bác sĩ,chuyên gia đang trực tiếp thăm khám, điều trị bệnh tại phòng khám. 

Tổng đài tư vấn online tiếp nhận tư vấn từ 7h30 - 23h mỗi ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, cuối tuần. Ngoài ra, bạn có thể đặt lịch hẹn khám qua tổng đài này và đến khám trực tiếp tại phòng khám Hưng Thịnh 380 Xã Đàn vào khung giờ 8h - 20h mỗi ngày.

Bí tiểu, tiểu khó nguyên nhân và cách chữa
Đánh giá: 8.2 / 10 ( 84 lượt đánh giá )